[Theo dân trí] Học kiến thức trên trường đại học là chưa đủ
Báo dân trí có viết một trong những ngộ nhận sai lầm của sinh viên ngành CNTT hiện nay là ảo tưởng, cho rằng giỏi kiến thức trên sách vở là đủ và trông chờ vào doanh nghiệp đào tạo lại chuyên môn.
Ngộ nhận 1: Chỉ cần học kiến thức trên trường đại học là đủ
Đa số nhà tuyển dụng được hỏi đều cho rằng vấn đề lớn nhất của sinh viên CNTT mới ra trường là sự ngộ nhận về năng lực bản thân, về bằng cấp và thái độ tiếp cận công việc. Thậm chí nhiều sinh viên còn quá xa lạ với thực tế công việc, thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng xử lý vấn đề nhưng lại không chịu lăn xả, học việc.
Đó là lý do tại sao có đến 72% sinh viên ngành CNTT ra trường không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm và 80% lập trình viên phải đào tạo lại (theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông).
Đặc thù của CNTT là không thể chỉ dạy lý thuyết suông, sinh viên cần được thực hành một cách đều đặn, thậm chí là “cầm tay chỉ việc”. Doanh nghiệp cần người làm được việc chứ không phải những “cử nhân đầu rỗng”. Đó cũng chính là lí do đông sinh viên chọn học song song đại học và hệ đào tạo nghề để bổ sung kỹ năng thực hành còn thiếu hụt và rèn tay nghề vững chắc.
Học song song là giải pháp để sinh viên CNTT rèn kỹ năng, nhân đôi cơ hội việc làm.
Ngộ nhận 2: Cứ đi làm rồi sẽ được doanh nghiệp đào tạo lại chuyên môn
Nhiều sinh viên trông chờ vào việc được doanh nghiệp đào tạo lại chuyên môn.
Được đào tạo lại chuyên môn khi trúng tuyển là ngộ nhận phổ biến của sinh viên công nghệ. Nên nhớ, doanh nghiệp không phải là trường học, cũng không phải tổ chức từ thiện. Tại sao bạn không chủ động cho tương lai của chính mình mà lại trông đợi điều đó ở doanh nghiệp?
- Bởi chưa chắc bạn đã được tuyển dụng: Tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp với kiến thức chưa vững và thiếu kinh nghiệm xử lý vấn đề thì doanh nghiệp sẽ mất thời gian và công sức đào tạo lại. Do vậy, nếu không có kỹ năng thực hành và chuyên môn, chưa chắc bạn đã lọt được vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng.
- Chưa chắc bạn đã được đào tạo đúng hướng mà bạn mong muốn: Doanh nghiệp sẽ dạy bạn vừa đủ để làm được việc họ đang cần, chứ chưa chắc đã dạy bạn đủ sâu để hiểu rõ bản chất công việc. Như thế, bạn sẽ chỉ biêt dùng công nghệ chứ không thực sự hiểu về công nghệ. Ví dụ, bạn trúng tuyển vị trí lập trình viên Java và được đào tạo sâu về ngôn ngữ này. Tuy nhiên, Java hoàn toàn có thể không phải là sở trường và hướng đi bạn đã dự định. Hoặc như bạn muốn trở thành chuyên gia về cơ sở dữ liệu nhưng doanh nghiệp lại đào tạo Tester kiểm thử phần mềm, vì họ đang thiếu nhân sự ở vị trí đó.
- Những ràng buộc “không dễ chịu” khi được doanh nghiệp đào tạo lại chuyên môn: Với những chương trình mà doanh nghiệp đào tạo cho bạn, dù là cấp độ cơ bản hay nâng cao, dù đào tạo nội bộ hay chương trình liên kết, bạn đều có thể bị ràng buộc về cam kết số năm làm việc tại doanh nghiệp hay số tiền phải hoàn lại cho chi phí đào tạo khi nghỉ việc.
Các bạn trẻ cần tránh những ngộ nhận sai lầm để giúp bản thân học đúng hướng và đảm bảo cơ hội việc làm. Thay vì trông chờ vào doanh nghiệp đào tạo lại chuyên môn, hãy chủ động tìm cho mình một cơ sở đào tạo CNTT theo hướng thực hành để không lo thất nghiệp sau khi ra trường.
Ngộ nhận 3: Sinh viên CNTT không cần học Tiếng Anh hay kỹ năng mềm
Tiếng Anh và kỹ năng mềm là hành trang không thể thiếu của sinh viên IT để hội nhập. Thực tiễn cho thấy một chuyên viên IT cần có những kỹ năng cơ bản là kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng chủ động trong công việc.
Còn Tiếng Anh thì đương nhiên rồi. Bởi các tài liệu lập trình chất lượng hay công cụ hỗ trợ đều bằng Tiếng Anh. Chưa kể đây là công cụ hỗ trợ làm việc on-site ở nước ngoài hay các công ty xuyên quốc gia cực kỳ tốt. Nếu bạn có CV với dòng chữ TOIEC: 800, IELTS: 8.0 thì không một công ty nào có thể từ chối được bạn.
Sinh viên CNTT cần trang bị Tiếng Anh, kỹ năng mềm để tự tin hội nhập.
Học song song - hướng đi an toàn cho sinh viên ngành Công nghệ
Học song song lấy bằng đại học và bằng Aptech quốc tế đang là chìa khóa thành công của nhiều sinh viên công nghệ.
Đào Anh Quân (1995) chọn học song song Bachkhoa-Aptech và Đại học Bách khoa Hà Nội.
Cũng như nhiều sinh viên chọn học song song tại Hệ thống Đào tạo CNTT Quốc tế Bachkhoa-Aptech, Đào Anh Quân chia sẻ: “Nhờ mô hình làm trước học sau chú trọng 75% thực hành và làm dự án cùng các thầy đã giúp em tự tin đi làm ngay sau khi kết thúc một học kỳ chứ không cần đợi đến khi tốt nghiệp.”
Hệ thống Đào tạo CNTT Quốc tế Bachkhoa-Aptech là đơn vị tiên phong với mô hình CNTT ngược “LÀM TRƯỚC HỌC SAU” đột phá, chú trọng 75% thực hành, cho sinh viên trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp (IT Tour) ngay từ khi nhập học. Bắt đầu lộ trình này, sinh viên được cam kết trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp trước khi học kiến thức trên lớp. Thông qua các hoạt động IT Tour, tăng cường cọ xát tại doanh nghiệp, sinh viên được học cùng nhà tuyển dụng tương lai, từ đó có kiến thức và kĩ năng sát thực nhất với nghề.
19 năm xây dựng và phát triển, Bachkhoa-Aptech đã 6 lần liên tiếp nhận được Danh hiệu Sao khuê danh giá, năm 2021 nhận danh hiệu Sao Khuê về "Dịch vụ Đào tạo CNTT chất lượng cao xuất sắc nhất", liên tục nhận siêu cup "Super Achiever Award" dành cho đơn vị đào tạo xuất sắc nhất Aptech toàn cầu. Bachkhoa-Aptech cũng là hệ thống đào tạo CNTT Quốc tế chất lượng cao số 1 Việt Nam, tiên phong hệ sinh thái giáo dục toàn diện, với mô hình đào tạo 'Làm trước học sau' đầu tiên Việt Nam và phương pháp 'Kiến tạo IT' toàn diện.
Để nâng chuẩn nguồn nhân lực CNTT, Bachkhoa-Aptech cho ra đời chương trình Kiến tạo IT 4.0 khác biệt và toàn diện, học viên Bachkhoa-Aptech được rèn luyện thông qua:
- 800 giờ chuyên môn - huấn luyện thực chiến với mô hình ‘Làm trước học sau’
- Thăng tiến nhanh, tự tin hội nhập với 100 giờ Tiếng Anh
- Rèn bản lĩnh IT thông qua 100 giờ ngoại khóa, 48 giờ kỹ năng mềm.
Trang bị 'full-stack' kỹ năng mà doanh nghiệp cần nhất ở nhân sự IT từ chuyên môn, kỹ năng thực chiến, kỹ năng mềm, tiếng Anh. Học viên Bachkhoa-Aptech về đích sớm chỉ sau 2,5 năm, tiết kiệm thanh xuân, tiết kiệm thời gian và chi phí học tập, có việc làm, thu nhập từ sớm trong khi bạn bè đồng trang lứa vẫn còn miệt mài năm 3, năm 4 trên giảng đường. Học viên học song song tại Bachkhoa-Aptech chia sẻ kiến thức ở BKAP giúp các bạn ấy vận dụng vào học kiến thức trên trường dễ dàng đạt được những thành tích xuất sắc.
Chương trình đào tạo “xương sống” của Bachkhoa-Aptech được bám sát theo nhu cầu tuyển dụng, “may đo” sát với thị trường tuyển dụng thời 4.0. Từ đó nhiều cựu sinh viên Bachkhoa-Aptech đã thành công trong trong các tập đoàn uy tín như FPT Sotfware, CMC, Viettel…hoặc khẳng định bản thân trên hành trình khởi nghiệp như Vương Duy Nam (CEO & Founder Công ty HOSTVN), Quách Đình Hợp (CEO & Founder BKHOST), Bạch Ngọc Toàn (CEO & Founder TEDU)…Thêm một lý do để Bachkhoa-Aptech trở thành lựa chọn hàng đầu của những bạn trẻ yêu công nghệ!
Điều tự hào nhất của Bachkhoa-Aptech chính là các bạn cựu học viên có một công việc ổn định, phát triển tốt với mức lương thu nhập cao. Ghi dấu những con số ấn tượng: 35.000 học viên thành đạt, 100% hài lòng với chương trình học, 98% có việc làm, $1000 là mức lương trung bình và hơn 200 doanh nghiệp đối tác. Trên đường đua công nghệ, chúng tôi sẽ luôn bứt tốc dẫn đầu và luôn giữ trọn cái tâm của người làm giáo dục.
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO CNTT QUỐC TẾ BACHKHOA-APTECH
Các chương trình đào tạo: XEM TẠI ĐÂY!
Đổi HỌC BỔNG: XEM TẠI ĐÂY!
Hotline hỗ trợ nhập học: 0968 27 6996